Kết quả tìm kiếm cho "huyện miền núi Tri Tôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1476
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương, nông dân huyện miền núi Tri Tôn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn các loại cây - con mới cho giá trị kinh tế cao để canh tác… Các mô hình này không chỉ tăng năng suất, sản lượng, mà còn hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với bản tính siêng năng, cần cù trên đồng ruộng để có hạt lúa thơm nuôi sống bao thế hệ, người nông dân An Giang còn cho thấy tố chất “nghệ sĩ” qua lời ca, tiếng hát ngọt ngào, mộc mạc từ Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần thứ VI/2025.
TP. Châu Đốc với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, quần thể di tích lịch sử văn hóa, lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới, như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (gắn với Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… cùng các món ăn đặc sản hấp dẫn, mang hương vị độc đáo riêng.
Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, hỗ trợ người có công có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt về nhà ở được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, người dân và doanh nghiệp huyện Tri Tôn quan tâm, tích cực hưởng ứng, đem lại kết quả thiết thực. Qua đó, góp phần động viên để người có công và thân nhân an tâm sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.
Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng”, người cao tuổi huyện Tri Tôn đã tích cực thực hiện các phong trào thi đua trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm người cao tuổi trên mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng quê hương, lan tỏa gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.
4 tháng đầu năm 2025 chứng kiến những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch (DL) An Giang, khi địa phương ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là ở lượng khách quốc tế và doanh thu. Thông tin này vừa được công bố, mang đến niềm hy vọng về sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của “ngành công nghiệp không khói” tại vùng đất Tây Nam Bộ giàu tiềm năng.
Hè về, bắt đầu vào mùa mưa, một trong số trái cây dân dã được người ta nhắc tới, không thể thiếu trái trâm ở vùng Bảy Núi. Vị ngọt xen lẫn chua chát của trâm không chỉ là câu chuyện của tuổi thơ của các thế hệ, mà đã chuyển sang góc nhìn về giá trị kinh tế cho nhiều người dân.
Ngày 15/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tri Tôn tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên tổ truyền thông cộng đồng năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1, 2021 – 2025.
Huyện Tri Tôn đã và đang tập trung phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), với mục tiêu từng bước xây dựng mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Tối 12/5, gần 10.000 khán giả và du khách thập phương tham dự Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch Hà Nam năm 2025 do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức.